Theo Bộ Giáo dục và Đào tạo, mục tiêu cho giáo dục đại học đã được đặt ra trong Nghị quyết số 81/2023/QH15 của Quốc hội ngày 9/1/2023. Đến năm 2030, Việt Nam có tỉ lệ 260 sinh viên đại học trên 10,000/dân. Các ngành nghề đào tạo đại học đang thay đổi và trở nên đa dạng hơn, chủ yếu hướng tới lĩnh vực công nghệ cao như Khoa học máy tính, Trí tuệ nhân tạo, Khoa học dữ liệu, Y, Dược để đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0.
Dự báo nhu cầu nhân lực trong các ngành nghề ở Việt Nam phụ thuộc vào sự phát triển của từng lĩnh vực. Trong bối cảnh kiến thức về công nghệ thay đổi nhanh chóng, việc tự học và ý thức học tập suốt đời trở nên quan trọng hơn cả kiến thức từ chương trình đào tạo.
Bộ GD-ĐT đã xác định một số ngành cần nhiều nhân lực đại học như: Khoa học máy tính; An toàn thông tin; Truyền thông đa phương tiện; Công nghệ Cơ khí – Tự động hóa; Điện – Điện tử; Công nghệ thực phẩm; Công nghệ Sinh học; Công nghệ Nông – Lâm – Ngư; Kiến trúc, Xây dựng; Môi trường; Mỹ thuật ứng dụng; Kinh tế – Thương mại; Du lịch và lữ hành; Nhà hàng – Khách sạn; Y, Dược; Chăm sóc sức khỏe – Chăm sóc sắc đẹp; Tâm lý - Xã hội; Sư phạm giáo dục…
Đặc biệt, Y tế được coi là một trong những ngành quan trọng, và để đáp ứng nhu cầu, cần tăng cường đào tạo các chuyên môn mới và nâng cao trình độ của bác sĩ và y tá. Đối với ngành Y tế, dự kiến cần bổ sung thêm 173.400 bác sĩ và 313.900 điều dưỡng trong giai đoạn 2021-2030 để đáp ứng nhu cầu (do sự thiếu hụt nhân sự) sau năm 2030, đặc biệt là về điều dưỡng.
PS: Xem toàn bộ Nghị quyết số 81/2023/QH15 của Quốc hội ngày 9/1/2023. Đến năm 2030 TẠI ĐÂY